Phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng cho đúng

Cập Nhật: 25/09/2023
Phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng cho đúng không chỉ giúp nhận biết đúng bệnh mà còn để điều trị sớm mang lại hiệu quả. Click để tìm hiểu cách phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng.

Phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng sao cho đúng không chỉ giúp nhận biết đúng bệnh mà còn để điều trị sớm mang lại hiệu quả. Tìm hiểu cách phân biệt bệnh trĩ và sa trực tràng.

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa bệnh trĩ và sa trực tràng bởi vì đây là những bệnh lý có biểu hiện, triệu chứng gần giống nhau. Tuy nhiên đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, mức độ nguy hiểm, biến chứng của bệnh cũng không giống nhau. Nếu việc chẩn đoán nhầm lẫn sẽ dẫn đến việc điều trị bệnh không đúng cách, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh và sức khỏe của người bệnh. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng.

Nội Dung Bài Viết

Danh mục bài viết
    Phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng cho đúng

    Phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng cho đúng

    Thông tin về bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng

    Bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng đều là những bệnh lý thuộc lĩnh vực hậu môn - trực tràng nên dễ nhầm lẫn với nhau, tuy nhiên về bản chất thì đây là 2 căn bệnh khác nhau hoàn toàn.

    Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn nở quá mức do áp lực trong một thời gian dài tạo thành búi trĩ ở đường lượng. Bệnh trĩ được chia thành hai loại trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào vị trí của búi trĩ, và khi bệnh phát triển nặng thì búi trĩ sẽ lòi ra khỏi hậu môn gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ là do người bệnh có thói quen rặn nhiều khi đại tiện, ngồi lâu trên bồn cầu, bị táo bón, tiêu chảy mãn tính, người béo phì hoặc đang mang thai, quan hệ qua đường hậu môn,...

    Bệnh sa trực tràng là một phần của trực tràng bị trượt khỏi hậu môn và sa xuống. Trực tràng là bộ phận cuối cùng của ruột già và cũng là nơi lưu trữ phân trước khi đào thải ra bên ngoài. Có ba loại sa trực tràng: sa bên ngoài, sa bên trong, sa niêm mạc, mỗi loại sa trực tràng sẽ có đặc điểm và biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân sa trực tràng thường do mang thai, có tiền sử tiêu chảy, táo bón, tuổi già các cơ và dây chằng ở trực tràng suy yếu, do chấn thương ở hông hoặc hậu môn,...

    tư vấn bệnh trĩ

    Phân biệt chi tiết bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng

    Chia sẻ ở phía trên thì nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh trĩ và sa trực tràng bởi vì khi sa trực tràng phần trực tràng lòi ra sẽ tương đối giống với tình trạng sa búi trĩ. Nếu không phân biệt được dấu hiệu của bệnh trĩ và sa trực tràng sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường như:

    • Lựa chọn sai phương pháp điều trị bệnh khiến người bệnh mất tiền mà bệnh không chữa khỏi
    • Tạo cơ hội cho bệnh kéo dài lâu, khiến nặng hơn và gây biến chứng khó lường
    • Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn lâu hơn, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, sinh hoạt thường ngày và công việc
    • Vừa tốn thời gian điều trị và tiền bạc

    Cách phân biệt bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng qua những dấu hiệu của bệnh như sau:

    1. Phân biệt bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng qua búi sa

    Dấu hiệu dễ nhận biết đó chính là dựa vào hình dạng, kích thước của búi sa ở hậu môn. Tùy vào từng giai đoạn của bệnh và loại bệnh mà búi sa sẽ có độ dài ngắn khác nhau, cụ thể nhu:
    ●    Đối với bệnh trĩ: Khối sa chính là lớp niêm mạc, có kích thước thường ngắn, có một hoặc nhiều búi trĩ to nhỏ khác nhau
    ●    Đối với bệnh sa trực tràng: Phần búi sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng, kích thước khá dài và hình tròn đồng tâm, chảy nhiều dịch nhầy và ẩm ướt.

    2. Phân biệt bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng dựa trên hiện tượng chảy máu

    Dựa vào lượng máu chảy ra khi đi đại tiện chúng ta cũng có thể phân biệt chính xác bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng.

    Đối với bệnh trĩ thì thời gian đầu mắc bệnh lượng máu chảy ra ít và ngày càng nhiều khi bệnh càng nặng. Búi trĩ ban đầu nhỏ lượng máu chỉ dính trên giấy vệ sinh nhưng khi búi trĩ lớn có thể chảy máu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia gây đau đớn, và có thể gây thiếu máu.

    Đối với bệnh sa trực tràng thì lượng máu chảy ít và lẫn vào trong phân, không kéo dài theo thời gian

    Ngoài dựa vào các đặc điểm trên thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế dùng phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phân biệt chính xác hình ảnh của bệnh trĩ và hình ảnh sa trực tràng. Từ đó có phương pháp điều trị, khắc phục, cải thiện tình trạng bệnh sớm và hiệu quả.

    Cách phòng ngừa bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng

    Để phòng ngừa mắc bệnh trĩ và sa trực tràng người bệnh cần chú ý đến những điều sau đây:

    Phòng ngừa sa trực tràng

    Cách sử dụng thuốc:

    Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, trầm cảm liều cao,..bởi những loại thuốc này có thành phần không tốt cho hệ tiêu hóa, có thể gây táo bón, sỏi bàng quang trong thời gian dài,..lâu dần sẽ dẫn đến sa trực tràng.

    Ngoài ra cũng không được lạm dụng thuốc nhuận tràng, chỉ sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ, bởi nếu sử dụng loại thuốc này lâu ngày có thể gây ảnh hướng yếu các vùng cơ hậu môn, thành hậu môn lỏng lẻo và đây là nguyên gia tăng tình trạng sa trực tràng.

    Về chế độ ăn uống, vận động

    Những người từng mắc bệnh liên quan đến trực tràng hay từng can thiệp phẫu thuật ở khu vực này cần chú ý chế độ ăn uống khoa học, ăn đồ dễ tiêu, không nhịn đại tiện và tập luyện thể dục thể thao tốt cho hậu môn và hệ tiêu hóa.

    • Vận động đúng: để phòng tránh bệnh sa trực tràng bạn có thể tập các bài tập vừa sức như đi bộ, dưỡng sinh, không nên tập nhiều các bài tập đẩy tạ, bê vác đồ nặng, như vậy sẽ tạo áp lực lớn đến vùng chậu, trực tràng.
    • Uống nhiều nước: Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp phân mềm và dễ dàng đào thải ra bên ngoài, từ đó giảm thiểu nguy cơ táo bón
    • Bổ sung rau xanh: Ăn nhiều loại rau xanh và quả tươi là cách để bổ sung chất xơ và khoáng chất.

    Phòng ngừa bệnh trĩ

    Bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng nhìn chung cách phòng tránh tương đối giống nhau vì đều nằm ở vùng hậu môn trực tràng và có nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu là do hệ tiêu hóa. Vì thế để không phải mắc bệnh trĩ, bạn nên chú ý đến điều sau:

    Về chế độ ăn uống

    • Bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn đặc biệt những loại rau xanh như mồng tơi, rau dền, rau cải xanh, nấm,... Và đừng quên các loại quả tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng trong việc nhuận tràng như chuối, lựu, đu đủ, dứa,...
    • Uống đủ lượng nước từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng hơn, tránh tình trạng táo bón
    • Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, không uống nước có cồn, chất kích thích, có ga, không sử dụng nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sữa
    • Không nên ăn mặn bởi muối có thể làm mất nước trong cơ thể gây táo bón

    Thói quen đi đại tiện và chế độ vận động

    • Nên đi chạy bộ nhẹ nhàng tránh những bài tập gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, điều này sẽ giúp cơ thể khỏe vận, dẻo dai, các bộ cơ quan bên trong hoạt động tốt hơn
    • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu đặc biệt những người ngồi văn phòng, thì sau khoảng 1 tiếng thì nên đứng dậy và đi lại khoảng 5- 10 phút
    • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ cố định trong ngày, tuyệt đối không được nhịn đại tiện
    • Khi cơ thể bị táo bón trong một khoảng thời gian dài thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

    Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản có thể giúp bạn đọc phân biệt được bệnh trĩ và bệnh sa trực tràng. Nếu bạn đang gặp những triệu chứng bất thường ở vùng hậu môn trực tràng hoặc băn khoăn không biết mình mắc bệnh trĩ hay sa trực tràng thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp với từng loại bệnh như phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh.

    tư vấn bệnh trĩ

    Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế khác cũng như thông tin chi tiết về phòng khám qua bài viết Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé!

    Nếu còn bất cứ gì thắc mắc cần giải đáp về bệnh trĩ hoặc các bệnh hậu môn khác NHANH CHÓNG và MIỄN PHÍ hoặc đặt LỊCH KHÁM SỚM, quý độc giả có thể gọi đến HOTLINE 0328.401.804 hay đơn giản là để lại lời nhắn trên khung chat màn hình tới bác sĩ tư vấn bệnh trĩ để được hỗ trợ NGAY BÂY GIỜ nhé!!!

    Xuất bản: 15/09/2023 Tác giảHải Yến FB Share Twitter Share
    Đánh giá: 

    Phân biệt giữa bệnh trĩ và sa trực tràng cho đúng

    Điểm trung bình: 5.5 (Có 6 lượt đánh giá nào)