Xét nghiệm bệnh xã hội từ A - Z: quy trình, chi phí và các lưu ý cần biết
Tham vấn y khoa:  BS. Nguyễn Lương Xu
Bệnh xã hội là thuật ngữ nói chung dành riêng cho các bệnh lý dễ dàng lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh xã hội cần được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhiều người mặc dù có dấu hiệu bất thường ở vùng kín nhưng tâm lý lo ngại phải đi khám và lo lắng chi phí tốn kém nên đã chần chừ việc đi khám bệnh. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin từ A-Z về quy trình, chi phí xét nghiệm bệnh xã hội và những điều cần lưu ý.
Thông tin xét nghiệm bệnh xã hội là gì?
Bệnh xã hội là tên gọi tổng hợp cho các bệnh lây truyền hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục, bệnh dễ dàng lây từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Sự tiếp xúc thường do quan hệ bằng đường âm đạo, miệng, hoặc qua hậu môn, đôi khi cũng có thể lây qua sự tiếp xúc thân mật khác, da kề da, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
Xét nghiệm bệnh xã hội là thực hiện một số loại xét nghiệm để xác định tình trạng cơ thể có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không, nếu kết quả đưa ra dương tính thì tức là đã mắc bệnh, và ngược lại, kết quả ra âm tính thì sức khỏe của bạn hoàn toàn bình thường.
Một số bệnh xã hội thường gặp đó là:
Bệnh giang mai: do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra, khi xâm nhập vào cơ thể xoắn khuẩn sẽ ủ bệnh khoảng 3 tuần sau đó dần xuất hiện những triệu chứng đầu tiên như vết săng giang mai, hạch, các dát đỏ hồng,...Sau một khoảng thời gian bệnh sẽ ngày càng phát triển và biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến nội tạng, xương, tim mạch và hệ thần kinh.
Bệnh Herpes sinh dục: do virus HSV gây ra tổn thương ở bộ phận sinh dục hoặc ở trên môi, trên mặt. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: xuất hiện mụn rộp, mụn nước khi vỡ ra sẽ chảy dịch, lở loét, nhiễm trùng, đau nhức cơ thể,...Bệnh Herpes sinh dục rất nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.
Bệnh Chlamydia: do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, ở giai đoạn đầu bệnh không có nhiều triệu chứng rõ rệt nên thường dễ bỏ qua, nhưng giai đoạn sau bệnh sẽ ngày càng nặng thêm, và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm vùng chậu, ảnh hưởng đến hoạt động của tinh hoàn, gây nhiễm trùng trẻ sơ sinh hoặc dễ mang thai ngoài tử cung,...
Bệnh lậu: do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra khiến vùng kín của nam giới tiết ra dịch màu trắng, xanh lá, sưng đau tinh hoàn, và nữ giới sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra bất thường, đau khi quan hệ tình dục, chảy máu bất thường,...Theo thời gian bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận sinh sản như tử cung, vòi trứng, buồng trứng, tinh hoàn, gây ra tình trạng hiếm muộn, vô sinh.
HIV/AIDS: là hội chứng suy giảm miễn dịch và tạo điều kiện cho những bệnh lý khác phát triển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội?
Xét nghiệm bệnh xã hội là việc cần thiết bởi vì sao?
Phát hiện bệnh sớm
Bệnh xã hội là những bệnh dễ lây lan và khó kiểm soát được biến chứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu thường không có nhiều triệu chứng rõ ràng nên khó phát hiện. Việc xét nghiệm bệnh xã hội sẽ giúp kịp thời phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh giai đoạn đầu, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí.
Ngăn chặn lây truyền cho người khác
Khi tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể đã có thể lây truyền sang cho người khác theo nhiều đường khác nhau, vì thế việc xét nghiệm bệnh xã hội sẽ ngăn chặn được sự lây truyền bệnh từ người này sang người khác.
Bảo vệ sức khỏe bản thân
Khi nghi ngờ bản thân có những dấu hiệu của bệnh xã hội, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng
Các bệnh xã hội ban đầu có thể không quá ảnh hưởng, nhưng nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm nội thương bên trong, tác động xấu đến khả năng sinh sản, vô sinh hiếm muộn, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh xã hội
Việc xét nghiệm bệnh xã hội sớm và điều trị kịp thời vừa tránh lây truyền cho người khác, như vậy sẽ hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng.
Giải tỏa tâm lý
Khi mắc bệnh xã hội người bệnh thường lo lắng, ám ảnh, ngại chia sẻ với người khác, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt đời sống. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp bạn giải tỏa được tâm lý và an tâm điều trị bệnh tại cơ sở y tế chuyên khoa.
Khi nào nên đi xét nghiệm bệnh xã hội?
Như đã nhắc nhiều lần ở trên thì bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, vì thế khi nghi ngờ bản thân mắc bệnh xã hội cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xử lý ngay.
Vậy khi nào nên đi xét nghiệm bệnh xã hội, chúng ta cần thực hiện xét nghiệm trong các trường hợp sau:
Khi có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ
Nếu bạn có những triệu chứng bất thường ở vùng kín hoặc một số bộ phận khác như sưng, đau, ngứa, vùng kín tiết dịch bất thường, có mùi hôi, đau khi đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục, đau lưng, đau vùng chậu,..thì nên đi khám xét nghiệm ngay, bởi đây đều là những dấu hiệu cảnh báo ban đầu của bệnh xã hội.
Khi thay đổi bạn tình
Khi bắt đầu một mối quan hệ khác có tình dục thì cả hai nên đi khám và xét nghiệm bệnh xã hội, đảm bảo sức khỏe, ngăn chặn lây truyền bệnh cho đối phương. Và cũng sẽ đảm bảo bạn tình mới không nhiễm bệnh, sẽ an toàn cho bản thân.
Khi có kế hoạch mang thai
Nếu chị em phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai thì nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, đảm bảo sức khỏe bản thân bình thường, bởi nếu mắc bệnh xã hội khi mang thai rất có thể sẽ lây truyền sang cho con, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Khi chuyên gia y tế yêu cầu
Trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát, bác sĩ nghi ngờ có mắc bệnh xã hội dựa trên lịch sử tình dục và sinh hoạt cá nhân, sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội để kiểm tra chính xác.
Đi khám định kỳ
Cho dù bạn không có dấu hiệu, triệu chứng hoặc không thay đổi bạn tình thì việc đi khám sức khỏe kiểm tra bệnh xã hội cũng được khuyến khích nên thực hiện theo định kỳ. Việc đi khám xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ ngoài việc người bệnh có thể phát hiện sớm tình hình sức khỏe bản thân mà còn ngăn chặn lây truyền bệnh sang những người xung quanh.
Các loại xét nghiệm bệnh xã hội thường được thực hiện
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, tùy thuộc vào chẩn đoán ban đầu của bác sĩ mà sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các loại xét nghiệm cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm bệnh xã hội thường đường áp dụng mà người bệnh có thể tham khảo:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm thông dụng và có thể phát hiện ra nhiều bệnh, thường sẽ dùng để phát hiện các loại virus bơi, sau khi xâm nhập vào trong cơ thể sẽ bơi xâm nhập vào máu, tiêu biểu như virus HIV, viêm gan B hoặc C. Bác sĩ sẽ cẩn thận lấy mẫu máu từ tĩnh mạch, gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích và tìm ra sự hiện diện của các loại virus, kháng thể trong đó.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra được sự hiện diện của virus chlamydia và trichomonas. Tương tự xét nghiệm máu thì mẫu nước tiểu cũng sẽ được đưa đến phòng xét nghiệm để xác định có vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trong đó hay không.
Xét nghiệm hậu môn và vùng họng
Qua lời chia sẻ về đời sống tình dục, nếu các cặp đôi có quan hệ qua đường hậu môn hoặc vùng họng đều sẽ phải thực hiện xét nghiệm kiểm tra bệnh xã hội tại bộ phận này. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ở họng hoặc trong đường hậu môn để phát hiện sự hiện diện của chlamydia bà syphilis.
Xét nghiệm bằng miếng gạc
Phương pháp xét nghiệm này sẽ dùng để chẩn đoán virus HPV, lậu, mụn rộp sinh dục, và chlamydia. Bác sĩ sẽ dùng miếng gạc đặc biệt chuyên dụng để lấy mẫu dịch ở vị trí viêm nhiễm với phụ nữ sẽ lấy ở âm đạo, cổ tử cung, với nam giới sẽ lấy từ dương vật hoặc niệu đạo.
Xét nghiệm mảnh sinh thiết
Loại xét nghiệm này sẽ phù hợp với những bệnh có triệu chứng mọc mụn thịt, u nhú. Bởi bản chất của phương pháp này bác sĩ sẽ cắt lấy u nhú để trực tiếp thực hiện xét nghiệm nhằm xác minh toàn bộ tác nhân gây bệnh tồn tại trong mẫu vật.
Xét nghiệm DNA và PCR
Phương pháp này cũng sử dụng trong xét nghiệm bệnh xã hội nhằm phát hiện ra vi khuẩn hoặc virus, thích hợp cho những loại xét nghiệm như herpes, chlamydia, gonorrhea.
Xét nghiệm phân tử
Đây là phương pháp mang lại kết quả chính xác nhằm xác định ký sinh trùng, virus, vi khuẩn thông qua mẫu vật.
Không phải ai cũng cần thực hiện toàn bộ những xét nghiệm bệnh xã hội chuyên sâu trên, mà theo chẩn đoán của bác sĩ dựa trên triệu chứng mà người bệnh gặp sẽ đưa ra yêu cầu thực hiện những loại xét nghiệm bệnh xã hội cần thiết.
Quy trình thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội từ A - Z
Xét nghiệm bệnh xã hội sẽ theo một quy trình các bước đầy đủ, và tùy theo địa chỉ y tế mà bạn lựa chọn thì có thể thay đổi một số bước khác nhau. Mọi người có thể tham khảo quy trình thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh để hiểu rõ hơn về quy trình như thế nào:
Trước khi xét nghiệm bệnh xã hội
Trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, bạn sẽ được hướng dẫn gặp bác sĩ chuyên môn để trao đổi một số thông tin cần thiết như họ tên, lịch sử khám bệnh, đời sống tình dục, các triệu chứng, dấu hiệu gặp phải và yêu cầu mong muốn của bản thân.
Dựa vào thông tin của người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn những loại xét nghiệm phù hợp mà bạn cần thực hiện. Các loại xét nghiệm thường thực hiện đó là: xét nghiệm máu, mẫu dịch, xét nghiệm nước tiểu.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm
Xét nghiệm máu
- Bác sĩ sẽ dùng một vòng dây garo quấn trên cánh tay để lấy máu.
- Sát trùng da
- Kim tiêm chuyên dụng sẽ nhẹ nhàng đưa vào tĩnh mạch và rút ra một lượng máu theo yêu cầu
- Kim tiêm sau khi rút ra, nhanh chóng áp bông y tế lên chỗ vừa lấy máu
- Máu sẽ được chuyển sang ống nghiệm và có ghi đầy đủ thông tin của người xét nghiệm
- Mẫu máu lấy ra được gửi trực tiếp đến phòng thí nghiệm để phân tích
Xét nghiệm nước tiểu
- Vệ sinh sạch sẽ tay, lỗ tiểu vùng kín
- Đi tiểu một ít vào bồn vệ sinh, đi khoảng nửa chừng thì chuyển cốc đựng nước tiểu chuyên dụng vào để lấy mẫu khoảng 30-60ml và tiếp tục tiểu xong.
- Đưa mẫu nước tiểu cho bác sĩ chỉ dẫn để mang đi xét nghiệm
- Nếu không kịp làm xét nghiệm mẫu nước tiểu trong vòng 60 phút thì cần bảo quản mẫu.
Xét nghiệm bằng miếng gạc
Bác sĩ sẽ dùng miếng gạc đặc biệt chuyên dụng để lấy mẫu tại vị trí nghi ngờ mắc bệnh, như âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo, ống dẫn nước tiểu.
Xét nghiệm PAP
Chị em sẽ được các bác sĩ nữ hướng dẫn nằm trên bàn xét nghiệm chuyên dụng, cong đầu gối, dùng các kiềng giữ lại các gót chân.
Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt sau khi đã được vệ sinh khử khuẩn sạch sẽ tiến vào âm đạo để mở và giữ âm đạo. Lúc này chị em sẽ cảm thấy hơi khó chịu và căng nhẹ nhưng cứ thoải mái thả lỏng cơ thể, sau một lúc sẽ thấy bình thường
Bác sĩ dùng bàn chải nhỏ hoặc thìa nhỏ chuyên dụng đã được khử khuẩn để cạo nhẹ tế bào ở cổ tử cung.
Kết quả xét nghiệm
Các mẫu xét nghiệm đều được gửi nhanh chóng đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Sau khi có kết quả sẽ được gửi về địa chỉ y tế cung cấp để bác sĩ đọc kết quả và giải thích cho người bệnh.
Nếu người xét nghiệm bệnh xã hội có kết quả mắc bệnh sẽ được bác sĩ chuyên môn tư vấn phương pháp điều trị thích hợp và hướng dẫn cách bảo vệ ngăn chặn không cho bệnh phát triển.
Theo dõi và tái kiểm tra
Sau quá trình điều trị để đảm bảo bệnh được chữa trị thành công, bác sĩ sẽ đặt lịch tái khám, kiểm tra lại.
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm bệnh xã hội
Việc đọc kết quả rất quan trọng, bạn cần chú ý để biết được bản thân có thực sự mắc bệnh xã hội hay không.
Kết quả dương tính
Nếu trên kết quả xét nghiệm ghi kết luận dương tính (positive) thì tức là trong cơ thể bạn có tác nhân gây bệnh và bạn đang mắc bệnh.
Bác sĩ đọc kết quả có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số loại xét nghiệm khác nữa để củng cố kết quả. Và khi phát hiện bản thân bị dương tính với vi khuẩn thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng mà lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên môn để có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra nếu là các bệnh có thể di truyền như bệnh xã hội thì cần thông báo cho bạn tình để cả hai cùng tầm soát và điều trị sớm. Trong quá trình điều trị cả hai không được quan hệ tình dục cũng như tiếp xúc gần gũi với những người xung quanh để tránh lây truyền bệnh cho người khác.
Kết quả âm tính
Khi phần kết luận cho kết quả âm tính (Negative) thì điều này chứng tỏ bạn không mắc bệnh, tuy nhiên bạn cũng không nên quá chủ quan về kết quả này. Chú ý bảo vệ phòng tránh cơ thể thật tốt, đi tái khám định kỳ và đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa nếu có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Kết quả âm tính giả, dương tính giả
Cũng có những trường hợp kết quả đưa ra âm tính giả, dương tính giả, và điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thuốc, người bệnh đang mắc bệnh lý khác, nhầm lẫn trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm,...Nếu bạn đang sử dụng thuốc, hay mắc bệnh nào đó thì nên thông báo với bác sĩ trước khi làm xét nghiệm, như vậy sẽ giúp bác sĩ nắm rõ và loại trừ được khả năng dương tính giả, âm tính giả.
Để chắc chắn về kết quả thì bạn nên tìm đến phòng khám, bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm.
Chi phí xét nghiệm bệnh xã hội từ A - Z
Nhiều người lo lắng về chi phí xét nghiệm bệnh xã hội bao nhiêu tiền chính vì thế mà luôn chần chừ việc thăm khám, dẫn đến tình trạng bệnh nặng, điều trị khó và chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.
Phí khám xét nghiệm bệnh xã hội sẽ không có con số cố định bởi tổng chi phí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm sẽ ảnh hưởng một phần đến tổng chi phí xét nghiệm, càng những cơ sở y tế chuyên khoa, chất lượng đầu tư thiết bị máy móc hiện đại thì kết quả đưa ra càng nhanh, càng chính xác vì thế mà chi phí sẽ cao hơn. Ngoài ra khi khám tại những cơ sở như thế sẽ đảm bảo được độ chính xác, an toàn và người bệnh có thể yên tâm điều trị tại đó.
Loại xét nghiệm
Như đã phân tích ở trên, không phải ai cũng sẽ thực hiện những loại xét nghiệm bệnh xã hội giống nhau mà tùy vào tình trạng, triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ dẫn và yêu cầu thực hiện những loại xét nghiệm phù hợp.
Mỗi loại xét nghiệm sẽ có mức giá khác nhau, người thực hiện nhiều loại xét nghiệm thì chi phí sẽ cao hơn người thực hiện ít loại xét nghiệm.
Xét nghiệm miễn phí
Hiện nay có một số tổ chức y tế hay phòng khám có dịch vụ xét nghiệm bệnh xã hội miễn phí dành cho những đối tượng thu nhập thấp hoặc có rủi ro cao. Thường những chương trình này sẽ được tổ chức để kiểm soát mức độ lây truyền của các loại bệnh xã hội trong cộng đồng.
Bảo hiểm y tế
Nếu bạn có bảo hiểm y tế và xét nghiệm bệnh xã hội ở bệnh viện công lập sẽ được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí. Để nắm rõ hơn về vấn đề này, bạn nên liên hệ trước đến cơ sở y tế mà bạn định thực hiện xét nghiệm.
Đối với phòng khám tư nhân sẽ ít có cơ sở áp dụng bảo hiểm y tế, tuy nhiên phòng khám sẽ đưa ra các chương trình ưu đãi khác nhằm giảm giá và hỗ trợ người bệnh. Ví dụ như phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giảm giá khám tổng quát bệnh xã hội còn 280K và giảm phí điều trị tiểu phẫu 30% cho những đối tượng đăng ký đặt lịch khám bệnh trước.
Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội
Trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội
Trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, bạn cần lưu ý đến những điều quan trọng sau đây:
Tìm hiểu thông tin về các loại xét nghiệm cần thực hiện, như vậy bạn sẽ chẩn đoán sơ bộ các loại xét nghiệm cần làm và chuẩn bị trước tài chính ở nhà. Để hiểu rõ hơn thì bạn hãy thảo luận trực tiếp với cơ sở y tế mà bạn định thực hiện xét nghiệm để họ tư vấn và định hướng cụ thể.
Chuẩn bị nguồn tài chính: Chắc chắn khi xét nghiệm bệnh xã hội bạn cần phải chuẩn bị trước nguồn tài chính, nếu cơ sở y tế thực hiện có thể sử dụng bảo hiểm y tế thì nên mang theo và xem xét đến các dịch vụ ưu đãi khác nếu có
Đặt lịch hẹn: Nên tìm hiểu kỹ về địa chỉ ý tế mà bạn định thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, để tiết kiệm thời gian, tránh phải xếp hàng chờ đợi thì bạn nên đặt hẹn lịch trước với bác sĩ chuyên môn.
Tránh quan hệ tình dục trước khi thực hiện xét nghiệm tình dục: Nếu bạn có những triệu chứng lạ và đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh viêm nhiễm, thì không nên tiếp tục quan hệ tình dục nữa cho đến khi bạn kiểm tra và điều trị khỏi bệnh. Điều này sẽ bảo vệ bạn tránh tình trạng bệnh càng nặng hơn và cũng tránh lây nhiễm cho những người khác xung quanh.
Tìm hiểu thông tin về quy trình thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội: Điều này bạn có thể tìm hiểu ở trên mạng hoặc liên hệ bộ phận tư vấn của địa chỉ y tế để được nắm rõ, như vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn trước khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội.
Tìm kiếm hỗ trợ tâm lý nếu cầu: Bởi vì bệnh xã hội thường xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên dễ gây ra tâm lý căng thẳng, nếu bạn quá lo lắng, lo sợ thì có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ tâm lý hoặc tư vấn viên trước.
Bảo vệ riêng tư: Không ai muốn người khác biết mình mắc bệnh xã hội bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến danh dự và các mối quan hệ. Vì thế khi chọn cơ sở thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội, bạn nên chú ý và đảm bảo rằng thông tin của bạn sẽ được cơ sở y tế bảo mật tuyệt đối.
Sau khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội
Sau khi thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội và đã nhận được kết quả thì bạn cần chú ý đến những điều sau:
Tuân thủ hướng dẫn điều trị: Nếu kết quả đưa ra dương tính thì bạn nên chia sẻ mong muốn với cơ sở y tế, để họ có thể phân tích, và đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt, vừa đảm bảo tình trạng bệnh không quá nặng, vừa tiết kiệm được chi phí.
Bảo vệ bạn tình: Nếu kết quả dương tính, bạn cần thông báo ngay cho bạn tình để họ thực hiện xét nghiệm luôn và điều trị cả hai. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe cả hai bình thường, tránh lây nhiễm bệnh cho nhau.
Đăng ký xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ: nếu bạn có kết quả xét nghiệm âm tính thì nên chú ý đi khám định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng tránh để đảm bảo sức khỏe lâu dài cũng như phát hiện sớm mầm bệnh.
Thay đổi thói quen tình dục: thói quen tình dục lành mạnh sẽ đảm bảo sức khỏe vùng kín của cả hai, vì thế các cặp đôi nên chú ý vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh,...
Tìm hiểu kiến thức: Tìm hiểu thêm thông tin về các loại bệnh xã hội và cách phòng tránh từ đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và bảo vệ bản thân tốt hơn.
Xét nghiệm bệnh xã hội ở địa chỉ y tế chuyên khoa
Nên thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu an toàn và chính xác, gợi ý một địa chỉ chuyên thăm khám bệnh xã hội mà mọi người có thể tham khảo đó là phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - 380 Xã Đàn, Hà Nội.
Phòng khám hoạt động trên sự quản lý của Sở Y tế Hà Nội, chuyên về các lĩnh vực kiểm tra, xét nghiệm bệnh phụ khoa, nam khoa, bệnh xã hội, bệnh hậu môn- trực tràng, các vấn đề thai sản,...
Phòng khám chữa bệnh xã hội Hưng Thịnh hiện đang có nhiều bác sĩ chuyên môn vững, kinh nghiệm thành thạo trong việc kiểm tra, thực hiện xét nghiệm bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bác sĩ cũng là người tư vấn tận tình, hỗ trợ người bệnh chu đáo trong suốt quá trình xét nghiệm bệnh xã hội ở đây.
Phòng khám đầu tư các thiết bị y tế hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để có thể mang lại kết quả kiểm tra chính xác, nhanh chóng. Ngoài ra bác sĩ sẽ tư vấn luôn phác đồ điều trị phù hợp nếu kết quả đưa ra dương tính nhằm đảm bảo sức khỏe người bệnh, ngăn chặn bệnh phát triển mạnh.
Về vấn đề chi phí xét nghiệm bệnh xã hội tại phòng khám Hưng Thịnh sẽ được công khai chi tiết, cụ thể, rõ ràng với người bệnh. Hiện tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh đang có chương trình ưu đãi hỗ trợ người bệnh khám bệnh xã hội cơ bản với giá 280.000 đồng và giảm 30% phí tiểu phẫu cho những người đăng ký đặt lịch khám trước.
Là một địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội, phòng khám Hưng Thịnh luôn chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, mọi thông tin của người bệnh đều được bảo mật tuyệt đối và người bệnh có thể đăng ký khám mọi lúc, mọi nơi, bởi dịch vụ tư vấn khách hàng tại đây hoạt động 24/24. Ngoài ra lịch làm việc ngoài giờ hành chính, giúp cho người bận rộn có nhiều cơ hội đi khám mà không lo ảnh hưởng đến lịch làm việc.
Có thể nói tại Hà Nội nên đi xét nghiệm bệnh xã hội ở đâu thì phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ là một lựa chọn nên tham khảo.
Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế khác cũng như thông tin chi tiết về phòng khám qua bài viết Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin về xét nghiệm bệnh xã hội, mọi người có thể tham khảo qua bài viết hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline…đội ngũ chuyên viên tư vấn của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ hỗ trợ nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí. Các vấn đề liên quan đến bệnh xã hội luôn phức tạp, khó điều trị dứt điểm vì thế mọi người phòng tránh bệnh chính là cách bảo vệ an toàn cho sức khỏe bản thân.
Các thông tin bệnh lý trên website chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh khuyến cáo quý độc giả cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và nhân viên y tế.