Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà đơn giản, hiệu quả
Tham vấn y khoa: BS. Lê Văn Điển
Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà hay cách chữa bệnh trĩ sau sinh là điều mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Tìm hiểu thông tin về phương pháp điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà đơn giản, hiệu quả, an toàn.
Tình trạng bị trĩ sau sinh khá phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh con. Bệnh lý này có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần, cuộc sống của các mẹ bầu mới sinh con xong, và đang trong giai đoạn ở cữ. Đa số trường hợp bị trĩ sau sinh cần phải điều trị bởi bệnh không thể tự khỏi, còn nếu để bệnh phát triển nặng có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật để điều trị. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số cách điều trị bệnh trĩ sau sinh tại nhà mà chị em có thể tham khảo.
Tìm hiểu thông tin về bệnh trĩ sau sinh
Bệnh trĩ sau sinh được hiểu là tình trạng người phụ nữ sau khi sinh con bị mắc bệnh trĩ, hay chính là các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng có trách nhiệm đưa máu về tim bị đọng lại do áp lực gây nên tạo thành các búi trĩ. Bởi vì trong quá trình mang thai thai nhi khi phát triển sẽ đè nặng lên vùng chậu, hậu môn khiến mẹ bầu dễ bị bệnh trĩ, đặc biệt phổ biến nhiều hơn với những mẹ bầu chọn cách sinh thường.
Dựa vào vị trí của búi trĩ mà bệnh trĩ sau sinh cũng được chia thành bệnh trĩ nội và trĩ ngoại:
- Trĩ nội: búi trĩ ở bên trong hậu môn, bên càng nặng ở cấp độ 3 và 4, búi trĩ sẽ thường xuyên sa ra bên ngoài khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, chảy máu âm đạo
- Trĩ ngoại: Tình trạng búi trĩ mọc bên ngoài phía dưới da, mọc xung quanh hậu môn. Ngay từ khi mắc bệnh trĩ ngoại, mẹ bầu đã có thể sờ thấy cục thịt nhỏ lòi ra ở hậu môn, chị em sẽ cảm thấy khó chịu, bị cộm, vướng víu, gây đau đớn, ngứa ngáy hậu môn.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến chị em phụ nữ sau khi sinh bị bệnh trĩ, đó là do:
Rặn đẻ: Việc rặn đẻ nhiều và không đúng cách trong quá trình sinh sẽ khiến tử cung mở to, tăng áp lực lên ổ bụng, khoang chậu khiến máu tích tụ lại, gây sưng phù hậu môn, hình thành các búi trĩ sa ra ngoài.
Do táo bón thường xuyên: Việc táo bón trong và sau khi mang thai cũng khiến các mẹ có nguy cơ bị bệnh trĩ. Khi táo bón, mọi người thường có xu hướng rặn nhiều, vô tình điều này khiến cho tĩnh mạch giãn nở và hình thành búi trĩ. Trong khi mang thai có thể bị táo bón là do thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chậm lại, hoặc mẹ bầu bổ sung ít rau xanh, nhưng lại bổ sung nhiều canxi, sắt, ngồi nhiều ít di chuyển,...
Trọng lượng của thai nhi: Khi thai nhi phát triển, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, thì trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên trực tràng và hậu môn khiến tĩnh mạch chèn ép, không lưu thông máu được, tĩnh mạch giãn và sưng lên, từ đó hình thành các búi trĩ.
Từng bị bệnh trĩ: Những mẹ bầu từng bị bệnh trĩ hoặc táo bón kéo dài thì sau khi sinh tình trạng bệnh sẽ tái phát hoặc ngày càng nặng hơn.
Dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh ở phụ nữ
Dựa vào những triệu chứng cảnh báo bệnh trĩ thì chị em có thể phát hiện và sớm có biện pháp phòng tránh, cách chữa bệnh trĩ sau khi tại nhà hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế. Tùy theo mức độ, loại búi trĩ mà mỗi người sẽ có những dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh không giống nhau. Cụ thể một số biểu hiện thường gặp đó là:
Đi đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng mà người bị trĩ nội hay ngoại đều gặp phải, ở giai đoạn đầu lượng máu chảy ra còn ít, chỉ phát hiện tia máu dính ở phân hoặc giấy vệ sinh. Nhưng khi bệnh phát triển nặng thì lượng máu mỗi lần sẽ tăng lên, thậm chí người bệnh còn cảm nhận rõ ràng.
Sa búi trĩ sau sinh: Ở cấp độ 1 và 2 thì bệnh còn nhẹ và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nên mẹ bầu thường hay chủ quan, nhưng sau đó sẽ cảm thấy cộm ở hậu môn hoặc khi đi đại tiện, mang vác vật nặng
Ngứa hậu môn: đây cũng là triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh khiến mẹ bỉm sữa rất khó chịu ở hậu môn, và còn nhiều chuyện phải suy nghĩ khiến họ luôn trong trạng thái căng thẳng
Nứt kẽ hậu môn: khi bệnh trĩ không được điều trị trong một thời gian dài sẽ cảm thấy vùng hậu môn có dấu hiệu bị nứt rẽ, gây đau đớn khi đi vệ sinh
Sưng đau hậu môn: Đây là tình trạng thường gặp, gây đau ảnh hưởng đến sinh hoạt, thậm chí có người còn mô tả lại mức độ đau trĩ còn đau hơn khi chuyển dạ.
Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể có những triệu chứng khác như tiết dịch ngứa ngáy ở hậu môn, xuất hiện u nhạy cảm, viêm nhiễm hậu môn, cơ thể suy nhược do thiếu máu,...
Khi nào cần gặp bác sĩ thăm khám bệnh trĩ?
Chị em lưu ý tình trạng bị bệnh trĩ sau sinh sẽ được cải thiện bằng các cách đơn giản tại nhà tuy nhiên nếu gặp những vấn đề sau thì nên đến cơ sở y tế gặp bác sĩ:
- Khi bị bệnh trĩ tái phát hoặc tình trạng bệnh không cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà
- Chảy mủ từ búi trĩ
- Cơ thể sốt, ớn lạnh, khó chịu, máu ra nhiều
Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh ở phụ nữ tại nhà
Như đã phân tích ở trên bệnh trĩ sau sinh không thể tự khỏi mà không cần can thiệp điều trị, thông thường triệu chứng bệnh trĩ sẽ được cải thiện bằng phương pháp đơn giản tại nhà, đó là:
1. Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh ở phụ nữ tại nhà bằng phương pháp nội khoa
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng phương pháp nội khoa là sự kết hợp giữa việc sử dụng thuốc với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Để đảm an toàn và nguồn sữa mẹ thì việc thay đổi lối sống được ưu tiên, còn nếu sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn, cho phép của bác sĩ chuyên môn.
Thay đổi lối sống lành mạnh
- Mẹ bầu có thể tắm bồn nước ấm, việc ngâm mình trong nước ấm sẽ giảm cảm giác khó chịu do búi trĩ gây ra, đồng thời búi trĩ cũng có thể co lại
- Chường nước đá muối: Cho nước muối vào ngăn đá tủ lại làm đông, sau đó dùng khăm bao cục đá và chườm ở hậu môn sau khi rửa sạch vùng kín. Nên chườm 3 lần/ ngày
- Chườm lạnh: hoặc chị em có thể sử dụng viên đá chườm lên búi trĩ để giảm sưng hiệu quả
- Luôn vệ sinh, giữ cho vùng mông sạch sẽ, dùng giấy mềm, nước ấm tránh làm tổn thương hậu môn, đừng quên vệ sinh đúng cách từ trước ra sau
- Bổ sung nhiều chất xơ có trong quả, rau tươi, ngũ cốc để giúp phân mềm và không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
- Bổ sung vi sinh trong sữa chua nhưng không nên ăn quá nhiều
- Uống đủ nước mỗi ngày có thể giúp phân mềm, nếu cơ thể không đủ nước sẽ khiến phân cứng, khó đi đại tiện hơn, đặc biệt là những mẹ đang nuôi con bằng sữa
- Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không được nhịn bởi khi nhịn trực tràng sẽ hấp thụ nước ở phân khiến phân cứng, khô, gây táo bón.
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu, việc tập luyện sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và nhanh về dáng hơn.
Dùng thuốc hợp lý
Điều quan trọng dành cho các mẹ sau khi sinh muốn điều trị bệnh trĩ nhanh mà không ảnh hưởng đến nguồn sữa thì khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cũng cần phải có chỉ dẫn chi tiết từ bác sĩ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Một số loại thuốc phổ biến được dùng đó là:
- Kem bôi, thuốc mỡ, thuốc nhét hậu môn, thuốc xịt trĩ,..công dụng của những loại thuốc này sẽ giúp các mẹ giảm các triệu chứng đau, ngứa rát vùng hậu môn, ngưng chảy máu trong một khoảng thời gian ngắn
- Thuốc kê đơn làm mềm phần hoặc thuốc giảm đau
2. Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh bằng phương pháp ngoại khoa
Đa số trường hợp bị bệnh trĩ sau khi sẽ được điều trị khỏi sai khi điều trị bằng phương pháp nội khoa khoảng vài ngày, tuy nhiên với những trường hợp đã quá nặng và có biến chứng hoại tử búi trĩ thì việc chữa bằng ngoại khoa không có tác dụng mà cần phải phẫu thuật.
- Phẫu thuật búi trĩ bằng phương pháp thắt búi trĩ dùng vòng cao su buộc xung quanh gốc búi trĩ để cắt đứt dinh dưỡng khiến búi trĩ khô lại và tự rụng. Tuy nhiên phương pháp này sẽ khiến chị em cảm thấy khó chịu và đau.
- Phẫu thuật cắt búi trĩ bằng liệu pháp xơ hóa, hoặc bằng laser
- Phương pháp HCPT: đây là phương pháp hiện đại trong thời điểm hiện tại, sử dụng dòng điện cao tần qua dao điện từ đó xác định vị trí chính xác của búi trĩ và cắt mà không cần sử dụng dao kéo. Ưu điểm của phương pháp này không gây đau, không tốn nhiều thời gian, hồi phục nhanh và hạn chế rủi ro.
Nếu chị em lo lắng phẫu thuật bệnh trĩ sau khi sinh có được không thì đa số trường hợp nhẹ sẽ được điều trị nội khoa ngay, còn những trường hợp nặng hơn khi tình trạng sức khỏe ổn định và đủ điều kiện bác sĩ mới chỉ định thực hiện. Bởi vì phẫu thuật có thể gây tắc sữa, khiến sức khỏe mẹ yếu đi trong một khoảng thời gian ảnh hưởng đến việc chăm sóc con, do vậy bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật bệnh trĩ sau khi bé con đã được 6 tháng tuổi trở lên.
Nếu đang muốn tự cải thiện và tìm cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà thì chị em cần nhớ nên cải thiện từ từ vài tuần sau sinh, nếu tình trạng này vẫn còn dai dẳng hoặc ngày càng khó chịu hơn thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu nặng và nguy hiểm có thể sẽ phải phẫu thuật. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bị trĩ sau sinh cũng như muốn tham khảo, cần bác sĩ tư vấn thì có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0328.401.804 của phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh, đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ giải đáp hoàn toàn miễn phí.
Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế khác cũng như thông tin chi tiết về phòng khám qua bài viết Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé!
Nếu còn bất cứ gì thắc mắc cần giải đáp về bệnh trĩ hoặc các bệnh hậu môn khác NHANH CHÓNG và MIỄN PHÍ hoặc đặt LỊCH KHÁM SỚM, quý độc giả có thể gọi đến HOTLINE 0328.401.804 hay đơn giản là để lại lời nhắn trên khung chat màn hình tới bác sĩ tư vấn bệnh trĩ để được hỗ trợ NGAY BÂY GIỜ nhé!!!
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà đơn giản, hiệu quả
Các thông tin bệnh lý trên website chỉ dành cho mục đích tham khảo, tra cứu và không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh khuyến cáo quý độc giả cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa và nhân viên y tế.