Giải đáp: Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Cập Nhật: 28/08/2023
Đại tiện ra máu là gì mà khiến nhiều người lo lắng khi thấy xuất hiện? Nếu để bệnh đại tiện ra máu kéo dài lâu , không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.

Nhiều người lo lắng khi thấy xuất hiện máu mỗi khi đi đại tiện, đây là tình trạng khá phổ biến do tổn thương niêm mạc trực tràng, hậu môn khiến máu chảy ra ngoài. Tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý thuộc hậu môn - trực tràng nguy hiểm như viêm dạ dày, polyp trực tràng, u xơ,... Nếu để bệnh đại tiện ra máu kéo dài lâu , không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm sinh lý, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.

Nội Dung Bài Viết

Danh mục bài viết
    Giải đáp: Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

    Giải đáp: Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

    Đại tiện ra máu là gì - có hiện tượng nào?

    Bệnh đại tiện ra máu là hiện tượng mỗi lần đi đại tiện thấy máu chảy ra có thể là máu tươi hoặc chảy thành giọt hoặc thành sợi bám vào phân, bên cạnh đó người bệnh còn có biểu hiện mệt mỏi. Thông thường những người bị bệnh đại tiện ra máu thường để đến khi bệnh nặng, thời gian mắc bệnh lâu khiến cho tình trạng bệnh càng ngày càng trầm trọng, dẫn đến việc điều trị khó khăn, thời gian hồi phục lâu hơn.

    Cách nhận biết bệnh đại tiện ra máu rất đơn giản, có thể thấy máu màu đỏ tươi hoặc hồng lẫn trong phân mỗi lần đi đại tiện, nếu sống lượng ít thì khó có thể phát hiện ra, nhưng vẫn để lại màu sắc trên giấy. Có những trường hợp bệnh đại tiện ra máu màu đen lẫn trong phân nên sẽ khó phát hiện hơn. Nguyên nhân chảy máu màu đen là do máu đã chảy trước đó, và giữ lại trong đường tiêu hoá, khiến máu bị oxy hoá và biến đổi màu.

    Thông qua màu sắc của máu khi đại tiện mà bác sĩ có thể dự đoán được nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ như tình trạng đại tiện chảy máu không thường xuyên chỉ gặp khi bị táo bón hoặc có kèm theo triệu chứng đau rát do niêm mạc tổn thương thì sẽ không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi và không cần điều trị nhiều. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu khi đi đại tiện kéo dài trong một khoảng thời gian và có kèm theo những triệu chứng khác thì cần hết sức chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.

    Nguyên nhân gây ra bệnh đại tiện ra máu thường gặp

    Như đã phân tích ở trên bệnh đại tiện ra máu sẽ không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời, tuy nhiên dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà mỗi người bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh đại tiện ra máu, mà mọi người cần biết:

    Bệnh đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh trĩ

    Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến hậu môn, trực tràng phổ biến hiện nay, và cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi đại tiện ra máu. Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị chèn ép, phình đại quá mức, lâu dần tạo thành các búi trĩ.

    Biểu hiện của bệnh trĩ cũng nhiều, mỗi loại bệnh trĩ và từng giai đoạn của bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau, trong đó có thấy máu tươi dính trên phân hoặc giấy, hoặc bắn thành tia trên thành bồn cầu.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường đến từ thói quen sinh hoạt, ăn uống: ít chất xơ, uống ít nước, căng thẳng kéo dài, đứng hoặc ngồi quá lâu, quan hệ tình dục bằng hậu môn,...Để cải thiện triệu chứng của bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn, cùng với đó đi khám bác sĩ và thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để loại bỏ búi trĩ. Nếu không chữa trị, bệnh trĩ ngày càng nặng thêm, gây sa búi trĩ và viêm nhiễm.

    Bệnh đại tiện ra máu - cảnh báo bệnh viêm loét đại tràng

    Đi đại tiện ra máu có lẫn dịch máu tương trong phân là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại tràng nguy hiểm. Ngoài ra người bệnh có có những biểu hiện khác như đi đại tiện nhiều, đau bụng thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, sốt, ớn lạnh.

    Đại tràng là bộ phận ở cuối ống tiêu hoá, gần hậu môn trực tràng nhất nên dễ bị viêm nhiễm và chảy máu. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, ruột kích thích, quan hệ bằng hậu môn hoặc bị táo bón,...

    Viêm loét đại tràng nếu không được điều trị phù hợp sẽ biến chứng sang thủng đại tràng, giãn đại tràng, chảy máu tiêu hoá hoặc có thể gây ung thư. Bệnh viêm loét đại tràng đã khó điều trị, dễ tái phát nên cần kiên trì điều trị, chú ý thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học hơn.

    Nguyên nhân đi đại tiện ra máu là do mắc bệnh Polyp trực tràng

    Polyp trực tràng hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng hình thành nên những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng , khi polyp xuất hiện ở dưới lớp lót sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm do đó xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.

    Đa số trường hợp mắc bệnh polyp trực tràng đều không có biểu hiện lâm sàng và chỉ phát hiện ra bệnh khi thăm khám siêu âm nội soi đại tràng. Nếu cứ để tình trạng đại tiện ra máu kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, có thể gây ung thư và đe dọa đến sinh mạng con người.

    Đi đại tiện ra máu là do táo bón lâu ngày

    Nguyên nhân tiếp theo gây ra hiện tượng đại tiện ra máu đó là do bị táo bón lâu ngày. Bởi vì khi đi đại tiện người bệnh phải cố gắng rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, tạo áp lực lớn, chèn ép lên thành hậu môn, gây tổn thương, trầy xước, chảy máu. Nếu táo bón lâu ngày, người bệnh sẽ e ngại mỗi lần đi và có thể thấy máu dính ở phân hoặc ở cuối bãi, tuỳ vào tình trạng tổn thương mà lượng máu sẽ chảy ra nhiều hay ít.

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh táo bón và thường là do thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít chất xơ, nhiều đồ cay nóng, dùng chất kích thích, uống bia rượu trong thời gian dài,...Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để bệnh kéo dài lâu sẽ biến chứng sang các bệnh lý trực tràng - hậu môn nguy hiểm khác.

    Bệnh nứt kẽ hậu môn khiến đi đại tiện ra máu

    Nứt kẽ hậu môn thường là do khi đi đại tiện, người bệnh cố rặn làm giãn, rách và sưng đau, chảy máu từng giọt. Bệnh nứt kẽ hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau nhói khi đi đại tiện, máu tươi có thể chảy thành giọt dễ gây viêm nhiễm vi khuẩn hậu môn.

    Bệnh ung thư trực tràng

    Tình trạng đi đại tiện ra máu là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng đó là bệnh ung thư trực tràng. Ban đầu lượng máu ít nhưng càng để lâu tế bào gây ung thư xâm lấn nhiều hơn gây chảy máu nhiều hơn.

    Người mắc bệnh ung thư trực tràng còn có những triệu chứng khác như chướng bụng, đau bụng, đi ngoài lỏng thất thường, giảm cân liên tục, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,...càng phát hiện sớm bệnh ung thư trực tràng qua những dấu hiệu trên, việc điều trị sẽ đơn giản hơn và ngăn chặn sự nguy hiểm đến tính mạng.

    Viêm túi thừa

    Nguyên nhân khiến đi đại tiện ra máu nữa đó là do mắc bệnh viêm túi thừa. Túi thừa là sự bất thường khi thành ruột phồng lên, xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Mặc dù chưa có nguyên nhân chính thức gây ra viêm túi thừa nhưng nó có mật thiết lên quan đến chế độ ăn uống ít chất xơ, thiếu rau, quả,...

    Trong quá trình tiêu hoá, túi thừa nếu bị cọ xát sẽ chảy máu, dẫn tới chảy máu mỗi khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể tiếp tục kéo dài hoặc gián đoạn, nếu túi thừa không bị cắt bỏ thì khả năng nhiễm trùng và nguy cơ chảy máu vẫn sẽ diễn ra.

    Bệnh viêm dạ dày ruột

    Bệnh đại tiện ra máu đa số nguyên nhân là do có vấn đề ở đường ruột, trực tràng và hậu môn. VÌ thế những người bị viêm dạ dày ruột cũng sẽ thấy xuất hiện máu mỗi khi đi đại tiện.

    Để điều trị bệnh viêm dạ dày ruột cần thăm khám chi tiết và bác sĩ có thể bù chất lỏng, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus tuỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.

    Bệnh xã hội

    Khi quan hệ tình dục không an toàn, đặc biệt khi quan hệ qua đường tình dục thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh xã hội nguy hiểm. Bởi vi khuẩn ở vùng hậu môn, trực tràng có thể xâm nhập, gây viêm nhiễm và gây xuất huyết tiêu hoá. Bệnh xã hội hầu hết đều diễn biến phức tạp và khó điều trị, nguy cơ lây nhiễm cao, triệu chứng bệnh khó phát hiện.

    Nên đi khám bệnh đại tiện ra máu khi nào và cách điều trị

    Bệnh đại tiện ra máu sẽ không quá ảnh hưởng nhưng càng để lâu sẽ nguy hiểm, và xuất hiện những biến chứng khó lường. Cụ thể ban đầu lượng máu chảy ra rất ít, dính trên giấy vệ sinh, nhưng càng lâu sẽ chảy thành tia, thành giọt, người bệnh sẽ bị thiếu máu, dễ chóng mặt, tụt đường huyết, dễ ngất xỉu,...

    Vì thế khi thấy xuất huyết khi đi đại tiện, kèm theo những triệu chứng khác, cần đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để kiểm tra, chẩn đoán, điều trị và hạn chế nguy cơ biến chứng, tái phát bệnh.

    Điều trị bệnh đại tiện ra máu sẽ phù thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh hiện tại. Khi điều trị bệnh đại tiện ra máu tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, mọi người bắt buộc thực hiện bước thăm khám sơ bộ ban đầu để bác sĩ nắm bắt được tình hình hiện tại của bệnh, nguyên nhân gây ra hiện tượng đi đại tiện ra máu, từ đó mới tư vấn phác đồ điều trị khỏi bệnh phù hợp.

    Tại phòng khám Hưng Thịnh luôn ưu tiên, khuyến khích người bệnh chọn phương pháp điều trị khoa học, sử dụng công nghệ hiện đại để chữa trị nhằm tăng hiệu quả, giảm nguy cơ xảy ra những rủi ro, nhanh chóng phục hồi và tỷ lệ tái nhiễm bệnh thấp.

    Cụ thể khi điều trị bệnh đại tiện ra máu tại phòng khám Hưng Thịnh do mắc bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm ở mức độ nhẹ thì có thể điều trị bằng nội khoa, sử dụng thuốc kháng sinh để hạn chế những triệu chứng của bệnh, cũng như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus.

    Còn những trường hợp chảy máu khi đi đại tiện do bị bệnh trĩ ở cấp độ nặng có thể sẽ cần phải phẫu thuật điều trị ngoại khoa. Và khi mắc bệnh ung thư thư đại tràng thì sẽ cần những phương pháp điều trị hiện đại hơn nữa, và yêu cầu trình độ chuyên môn của bác sĩ sâu rộng, kinh nghiệm phong phú mới thực hiện được.

    Biện pháp phòng tránh tình trạng đại tiện ra máu

    Để bệnh nhanh khỏi cũng như phòng tránh tình trạng đại tiện ra máu, mọi người cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, như sau:

    • Tự xây dựng cho mình và người thân chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giàu chất xơ, bổ sung vitamin từ quả tươi, uống nhiều nước để làm mềm phân giảm nguy cơ táo bón, tránh ảnh hưởng trầy xước, nứt kẽ hậu môn.
    • Hạn chế thực phẩm cay nóng, gây nóng trong, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá như đồ chua, cay, quá ngọt, nhiều dầu mỡ, chất béo
    • Nên bổ sung thực phẩm tốt cho việc tái tạo máu, để bù vào lượng máu đã mất, như gan động vật, lòng đỏ trứng, vừng đen, ngũ cốc,...
    • Ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ, nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, khi đi đại tiện không nên đi quá lâu, không rặn mạnh sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch, và chú ý vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh
    • Tránh bưng bê vật nặng thường xuyên và hạn chế quan hệ tình dục qua hậu môn
    • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày vừa tăng sức đề kháng, lưu thông máu tốt, thúc đẩy hệ tiêu hoá hoạt động tốt.
    • Đi khám sức khoẻ định kỳ, đặc biệt chú ý đến bộ phận sinh dục và hậu môn.

    Các triệu chứng của bệnh đại tiện ra máu nếu không xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tâm lý và sức khoẻ của người bệnh. Lời khuyên dành cho mọi người nên đi thăm khám tại chuyên khoa tiêu hoá ngay khi có những biểu hiện bất thường đi đại tiện ra máu và có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi bệnh trở nặng.

    Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về bệnh đại tiện ra máu là gì để có biện pháp xử lý và phòng tránh.

    Tại Hà Nội, nếu bạn đang phân vân trong việc tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị bệnh đại tiện ra máu ở đâu tốt thì phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh sẽ là gợi ý đáng tin cậy. Được cấp giấy phép hoạt động từ Sở Y tế Hà Nội, phòng khám có đầy đủ điều kiện cần thiết để thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh hậu môn - trực tràng như : trĩ, ngứa hậu môn, ap xe hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn,...

    Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế khác cũng như thông tin chi tiết về phòng khám qua bài viết Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé!

    Nếu còn bất cứ gì thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng - chính xác và MIỄN PHÍ hoặc đặt LỊCH KHÁM SỚM, quý độc giả hãy để lại lời nhắn trên khung chat màn hình tới BÁC SĨ TƯ VẤN ONLINE hoặc gọi đến HOTLINE của phòng khám để được hỗ trợ NGAY BÂY GIỜ nhé!!!

    Xuất bản: 18/07/2023 Tác giảHải Yến FB Share Twitter Share
    Đánh giá: 

    Giải đáp: Đại tiện ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

    Điểm trung bình: 5.5 (Có 6 lượt đánh giá nào)