Giải đáp: Bệnh nứt hậu môn là gì - có tự khỏi được không?

Cập Nhật: 29/08/2023
Bệnh nứt hậu môn là gì khi mà rất dễ nhầm lẫn với các bệnh hậu môn - trực tràng khác. Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh của bệnh nứt hậu môn là gì?

Khi thấy trên giấy vệ sinh hoặc khi đi đại tiện có xuất hiện những vệt máu đỏ tươi thì nguy cơ cao bạn đang gặp tình trạng nứt hậu môn. Đây là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy và hơn nữa có thể tái phát bệnh nhiều lần. Vì bệnh ở khu vực tế nhị nên nhiều người cảm thấy tự ti, e ngại việc đi khám nên để bệnh kéo dài lâu ảnh hưởng sức khoẻ và sinh hoạt đời sống hàng ngày. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thông tin về bệnh nứt hậu môn là gì?

Nội Dung Bài Viết

Danh mục bài viết
    Giải đáp: Bệnh nứt hậu môn là gì - có tự khỏi được không?

    Giải đáp: Bệnh nứt hậu môn là gì - có tự khỏi được không?

    Thông tin về bệnh nứt hậu môn là gì?

    bệnh nứt hậu môn là gì

    Bệnh nứt hậu môn là bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá, khi ở niêm mạc hậu môn xuất hiện các vết xước nhỏ có chiều dài khoảng 0,5-1cm, về lâu về dài các mép vết thương sẽ dần lan rộng ra, gây cảm giác đau rát cho người bệnh.

    Bệnh nứt hậu môn phổ biến ở mọi lứa tuổi và tuỳ vào mức độ của bệnh sẽ có hướng chữa trị khác nhau, nhẹ thì có thể tự khỏi hoặc dùng thuốc, nặng hơn có thể phải phẫu thuật. Bệnh nứt hậu môn được chia thành 2 nhóm như sau:

    Nứt hậu môn cấp tính

    Các vết nứt ngắn, nông, có dấu hiệu viêm nhẹ nhưng không kéo dài quá 6 tuần, người bệnh có cảm giác đau rát và có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được điều trị ở giai đoạn này bệnh sẽ càng nặng và chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

    Nứt hậu môn mãn tính

    Đây là giai đoạn khi vết nứt đã kéo dài hơn 6 tuần, kích thước dài, rộng và sâu hơn, các cơn đau tái lại nhiều lần, chảy máu nhiều hơn khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, thiếu máu, xanh xao.


    Thông tin nguyên nhân gây bệnh nứt hậu môn

    Nứt hậu môn thường liên quan đến hệ tiêu hóa do phân cứng bị táo bón, nên khi cố gắng rặn đẩy phân ra ngoài vô tình làm rách lớp da ở hậu môn, gây nứt và chảy máu.

    Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn khác:

    • Mắc bệnh liên quan đến đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, hay viêm xơ cơ thắt trong hậu môn
    • Do mắc bệnh tiêu chảy kéo dài, đi đại tiện nhiều lần gây tổn thương vòng cơ hậu môn, dẫn đến xuất hiện các vết xước.
    • Do vệ sinh hậu môn không đúng cách, sử dụng loại giấy vệ sinh thô cứng, dày dễ làm tổn thương niêm mạc hậu môn
    • Do quá trình sinh nở phụ nữ phải dùng hết sức rặn ra, hoặc bệnh nhân từng điều trị cắt trĩ.
    • Do quan hệ qua hậu môn hoặc mắc các bệnh xã hội ở vùng da xung quanh hậu môn như giang mai, herpes,...
    • Cũng có thể là do cơ địa cấu tạo vòng hậu môn của một số người nhỏ nên khi táo bón nhẹ cũng có thể gây xước niêm mạc.

    Thông tin triệu chứng và biến chứng của bệnh nứt hậu môn

    Triệu chứng của bệnh nứt hậu môn rất dễ phát hiện thông qua các biểu hiện sau:

    •  Vùng hậu môn đau nhói khi đi đại tiện, cơn đau có thể hết luôn hoặc kéo dài đến vài phút
    •  Vùng da xung quanh hậu môn có xuất hiện các vết rách có thể dễ dàng sờ thấy
    •  Cục phân đầu tiên luôn cứng và cần phải rặn mạnh mới ra
    •  Xuất hiện máu dính trong phân khi đi đại tiện, hoặc máu dính trên giấy vệ sinh
    •  Cảm giác hậu môn nóng và ngứa rát, có thể xuất hiện các khối u nhỏ bên cạnh vết nứt hậu môn

    Nứt kẽ hậu môn là bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường nếu không được chẩn đoán và điều trị dứt điểm. Biến chứng của bệnh nứt hậu môn mà người bệnh phải chịu có thể gồm:

    • Vết thương khó lành: Nếu không điều trị trong 6-8 tuần đầu tiên bệnh có thể phát triển sang giai đoạn mãn tính, tình trạng bệnh phức tạp hơn và quá trình điều trị tốn nhiều thời gian hơn.
    • Trong quá trình đào thải của cơ thể cảm thấy đau rát, thậm chí các vết nứt có thể kéo dài ảnh hưởng đến các cơ xung quanh.
    • Bệnh dễ tái phát nhất là những người từng có tiền sử mắc bệnh trước đó và thường xuyên bị táo bón.
    • Ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tự ti, xa lánh người xung quanh, gây mất ngủ, chảy nhiều máu khiến cơ thể thiếu máu, xanh xao.

    Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh nứt hậu môn

    Phương pháp chẩn đoán

    Bệnh nứt kẽ hậu môn có những triệu chứng bệnh khá rõ ràng nhưng cần phải đến thăm khám bác sĩ kiểm tra mới chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh, và có hướng điều trị phù hợp.

    Khám lâm sàng

    Để chẩn đoán bệnh nứt hậu môn trước tiên bác sĩ cần khám lâm sàng như: đặt các câu hỏi liên quan đến cơn đau, thói quen ăn uống và đi vệ sinh của người bệnh, tiền sử bệnh và chế độ sinh hoạt hàng ngày.

    Sau đó sẽ khám trực tiếp bằng mắt thường đưa ra kết luận ban đầu về tình trạng bệnh, phán đoán là bị nứt hậu môn hay bị bệnh trĩ từ đó đưa ra nguyên nhân gây bệnh.

    Khám hậu môn bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau trước, tiếp đó đưa ngón tay đã đeo găng tay và khử khuẩn vào hậu môn kiểm tra vết thương có vấn đề nghiêm trọng gì không. Thao tác này có thể sẽ hơi gây đau, người bệnh cần thả lỏng thoải mái tâm lý sẽ giảm cơn đau.

    Xét nghiệm

    • Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện nhanh các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình hình vết rách, và phân biệt chính xác bệnh nứt hậu môn với các bệnh lý khác.
    • Đo áp lực hậu môn để đánh giá độ nhạy cảm, lực co thắt vòng cơ, và xem xét chức năng hoạt động của đại tràng có ổn định hay không.
    • Nội soi hậu môn bằng thiết bị chuyên dụng đưa vào hậu môn để soi trực tràng và hậu môn
    • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ đưa ống mềm vào trực tràng để kiểm tra ruột kết và chỉ định với đối tượng trên 50 tuổi, từ đó xác định nguy cơ mắc ung thư ruột kết hay không
    • Nội soi đại tràng sigma bằng ống dẻo phù hợp với đối tượng trên 50 tuổi và không có nguy cơ mắc bệnh đường ruột cũng như ung thư ruột kết.

    Điều trị nứt hậu môn

    Thông thường các vết nứt hậu môn có thể tự khỏi ở nhà, nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 6 tuần thì cần đi khám và can thiệp bằng biện pháp y khoa. Mục tiêu điều trị là giảm áp lực lên ống hậu môn bằng các cách:

    Sử dụng thuốc

    • Thuốc làm mềm phân: giảm các triệu chứng táo bón, giúp đi đại tiện thuận tiện hơn, nhuận tràng sạch ruột
    • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc bôi ngoài da có chứa thành phần giảm đau Paracetamol như Lidocain, oxit kẽm, Anusol- Hc,...
    • Khi xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, sưng đau, chảy dịch hậu môn thì cần sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm như: Cefazolin, Cephalexin, Cefixim,...
    • Thuốc bôi bên ngoài nhằm tăng lưu thông máu đến vết nứt nhằm giãn cơ hậu môn, và đẩy nhanh quá trình chữa lành.
    • Tiêm: Cách này sẽ làm tê liệt cơ thắt hậu môn giúp giảm đau hiệu quả.

    Phẫu thuật

    Khi vết thương lâu lành hoặc đã chuyển sang giai đoạn mãn tính thì cần thực hiện phẫu thuật mới có hiệu quả:

    • Phương pháp nong hậu môn nhằm nới cơ vòng hậu môn
    • Hoặc phẫu thuật mở cơ vòng hậu môn bằng cách tạo một vết cắt bên lòng trong của cơ vòng có chiều dài bằng rãnh nứt.
    • Hoặc tiểu phẫu cắt vết nứt và khâu lại. Khi áp dụng phương pháp này thường kết hợp với mở cơ vòng và sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

    Cách phòng tránh bệnh nứt hậu môn hiệu quả

    Để tránh tình trạng nứt hậu môn cũng như cải thiện trình trạng đau nhức, khó chịu của bệnh, mọi người nên chú ý đến những biện pháp hữu ích sau đây:

    • Bổ sung nhiều chất xơ: Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nứt hậu môn là do bị táo bón kéo dài, phân khô cứng, kích thước lớn gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Chính vì thế việc bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hoá tốt hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như: rau xanh, đậu Hà Lan, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,....
    • Uống đủ nước: Uống đủ nước theo tỷ trọng cơ thể mỗi ngày cũng là cách hạn chế tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh, ngăn ngừa các vết nứt kẽ hậu môn
    • Nên giữ thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hệ tiêu hoá hoạt động tốt, ngăn chặn tình trạng táo bón cũng như hình thành vết nứt.
    • Xây dựng thói quen đi đại tiện đúng cách: Không nên nhịn đại tiện quá lâu cũng như không ngồi bồn cầu quá lâu. Nên đi đại tiện đúng giờ cố định, và giữ cho vùng hậu môn luôn khô thoáng, sạch sẽ. Chú ý sử dụng loại giấy vệ sinh mềm, không có mùi hương hay hoá chất độc hại.
    • Đối với trẻ sơ sinh nên thường xuyên thay tã và vệ sinh, lau khô vùng hậu môn của bé.
    • Không nên quan hệ tình dục bằng hậu môn, và cần sử dụng chất bôi trơn khi thực hiện.

    Các câu hỏi về bệnh nứt hậu môn thường gặp

    Bệnh nứt hậu môn có phải bệnh trĩ không?

    Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch trong hoặc ngoài ống hậu môn sưng lên do nhiều nguyên nhân. Ban đầu bệnh sẽ khó phát hiện cho đến khi búi trĩ to hơn, và ở vùng hậu môn có cục thịt nhỏ lòi ra, kèm theo triệu chứng ngứa kéo dài. Còn nứt hậu môn là xuất hiện các vết rách ở vùng da xung quanh, gây đau đớn và chảy máu khi đi đại tiện. Đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau mọi người cần lưu ý.

    Bệnh nứt hậu môn có tự khỏi được không, và nguy hiểm không?

    Với các vết nứt nhỏ thì bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần nếu cải thiện được tình trạng táo bón, tiêu chảy. Còn nếu không điều trị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu khi bệnh tái phát nhiều lần.


    Thăm khám và điều trị bệnh nứt hậu môn ở đâu uy tín?

    Khi gặp các triệu chứng của bệnh nứt hậu môn, mọi người có thể đến những bệnh viện, phòng khám lớn chuyên khoa Tiêu hoá để điều trị. Cụ thể tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hiện nay là nơi chuyên điều trị các bệnh lý về hậu môn- trực tràng trong đó có bệnh nứt hậu môn. Phòng khám là nơi quy tụ của đội ngũ bác sĩ nội khoa- nội soi tiêu hoá chuyên môn cao với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, từng giữ chức quan trọng tại bệnh viện lớn cùng chuyên khoa.

    Với hệ thống máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài cùng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn, đảm bảo vệ sinh, phòng khám Hưng Thịnh tự tin phục vụ tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng.
    Ngoài ra phòng khám có nhận đặt lịch khám theo yêu cầu với các bác sĩ chuyên môn, vui lòng liên hệ hotline tổng đài hoặc nhắn tin trực tiếp đến fanpage, website của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.

    Trên đây là tổng hợp thông tin về bệnh nứt hậu môn là gì, bệnh thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lý khác cần chú ý phân biệt rõ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động phòng tránh, theo dõi, phát hiện và sớm thăm khám bác sĩ điều trị kịp thời.

    Nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám kỹ càng. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì có thể làm bệnh ngày càng trở nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị. 

    Tại Hà Nội, nếu bạn đang phân vân trong việc tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị bệnh nứt hậu môn ở đâu tốt thì phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh sẽ là gợi ý đáng tin cậy. Được cấp giấy phép hoạt động từ Sở Y tế Hà Nội, phòng khám có đầy đủ điều kiện cần thiết để thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh hậu môn - trực tràng như : trĩ, ngứa hậu môn, ap xe hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn,...

    Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế khác cũng như thông tin chi tiết về phòng khám qua bài viết Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé!

    Nếu còn bất cứ gì thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng - chính xác và MIỄN PHÍ hoặc đặt LỊCH KHÁM SỚM, quý độc giả hãy để lại lời nhắn trên khung chat màn hình tới BÁC SĨ TƯ VẤN ONLINE hoặc gọi đến HOTLINE của phòng khám để được hỗ trợ NGAY BÂY GIỜ nhé!!!

    Xuất bản: 07/07/2023 Tác giảHải Yến FB Share Twitter Share
    Đánh giá: 

    Giải đáp: Bệnh nứt hậu môn là gì - có tự khỏi được không?

    Điểm trung bình: 5.5 (Có 6 lượt đánh giá nào)