Giải đáp: Bệnh áp xe hậu môn là gì - áp xe hậu môn có chữa được không?

Cập Nhật: 28/08/2023
Bệnh áp xe hậu môn là gì khi nó ngày càng phổ biến và có nhiều dấu hiệu, biến chứng phức tạp nhưng còn có rất nhiều người còn chưa nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này để nhận biết hay phòng tránh. Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng tránh áp xe hậu môn là gì?

Bệnh áp xe hậu môn là căn bệnh ngày càng phổ biến và có nhiều dấu hiệu, biến chứng phức tạp nhưng còn có rất nhiều người còn chưa nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này để nhận biết hay phòng tránh. Để giúp người bệnh có thêm kiến thức cần thiết về bệnh áp xe hậu môn là gì, BTV Minh Khang mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Nội Dung Bài Viết

Danh mục bài viết
    Giải đáp: Bệnh áp xe hậu môn là gì - áp xe hậu môn có chữa được không?

    Giải đáp: Bệnh áp xe hậu môn là gì - áp xe hậu môn có chữa được không?

    Giải đáp: Bệnh áp xe hậu môn là gì?

    Bệnh áp xe hậu môn được hiểu cơ bản là tình trạng dịch mủ tích tụ không thoát ra ngoài do nguyên nhân nhiễm trùng kéo dài. áp xe hậu môn có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận, trong đó xuất hiện nhiều nhất là ở hậu môn và vùng xung quanh hậu môn. Ngoài nguyên nhân do nhiễm trùng kép dài thì người mắc áp xe hậu môn cũng có thể xảy ra do vi khuẩn hay phân, một số vật thể lạ gây tắc nghẽn tuyến hậu môn sau đó xâm nhập vào các mô xung quanh dần tích tụ lại gây ra tình trạng này. Các loại vi khuẩn đó có thể kể đến là vi khuẩn đường ruột gram âm, vi khuẩn sống trong lòng ruột già, vi khuẩn tụ cầu hay vi khuẩn sống ở ngoài vùng da mông. Hoặc áp xe hậu môn cũng có thể do biến chứng của sự tổn thương ngoài da, các vết nứt hậu môn khiến cho nó bị nhiễm trùng, xuất hiện vi khuẩn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.

    Hiện nay, bệnh áp xe hậu môn được chia thành những phân loại khác nhau, ở những bộ phận khác nhau. Chủ yếu các tình trạng áp xe hậu môn thường xuất hiện ở những vị trí như sau:

    Áp xe quanh hậu môn

    Đây là phân loại phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải, chiếm tới 60%. Đối với tình trạng áp xe quanh hậu môn thì người bệnh sẽ có mủ dưới da, cảm thấy sưng đau, màu đỏ và cảm giác ấm khi lấy tay chạm vào.

    Áp xe hố ngồi - trực tràng

    Tình trạng phổ biến thứ 2 này là do sự chèn ép xuyên qua cơ thắt hậu môn từ bên ngoài đến bên trong trực tràng. Ngoài ra thì cũng có một số trường hợp còn lan sang khoang phía sau hậu môn và đi vào sâu phía bên trong biến chứng thành áp xe móng ngựa.

    Áp xe giữa các cơ thắt

    Cơ thắt bên trong và bên ngoài hậu môn bị chèn ép nên gây ra tình trạng áp xe giữa các cơ thắt. Tình trạng này có thể nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn hoặc cũng có thể không, nó gây ra triệu chứng đau đớn dữ dội.

    Áp xe trên cơ thắt

    Trường hợp này không quá phổ biến và số ít người mắc phải, thường những người mắc sẽ có tình trạng đau vùng chậu và trực tràng.

    Triệu chứng điển hình của bệnh áp xe hậu môn

    áp xe hậu môn là căn bệnh khá dễ nhận biết với những triệu chứng đặc biệt, chính vì thế mà chỉ cần chú ý một chút thì người bệnh sẽ phát hiện được sớm. Trên thực tế thì có rất nhiều người mắc bệnh áp xe hậu môn thường nhầm tưởng rằng mình đang mắc bệnh trĩ vì các triệu chứng bệnh khá giống nhau. Để có thể phân biệt chính xác được hai bệnh lý này thì người bệnh có thể dựa theo các tiêu chí sau đây:

    • Người mắc bệnh thường có dấu hiệu đau nhói liên tục hoặc đau âm ỉ ở vùng hậu môn. Hiện tượng đau đớn này còn có thể kèm theo hiện tượng sưng tấy hay đau dữ dội khi ngồi xuống, nhất là khi đi vệ sinh.   
    • Táo bón cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh áp xe hậu môn. Nếu tình trạng táo bón kéo dài thì người bệnh sẽ càng cảm thấy đau nhức hậu môn hơn nữa, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt hàng ngày. 
    • Trực tràng của người bệnh có dấu hiệu tiết ra nhiều dịch bất thường, dịch nhầy tiết ra còn có thể kèm theo máu nên khiến người bệnh có thể nhầm với bệnh trĩ. Bệnh trĩ chỉ ra máu khi đi đại tiện, còn áp xe hậu môn có thể ra dịch kèm máu ngay cả khi bạn không đi đại tiện.
    • Khi người bệnh thực hiện lấy tay sờ vào hậu môn có thể thấy được một khối u sưng đỏ và mềm nằm ở quanh hậu môn. Chính khối u này làm cho người bệnh cảm thấy đau rát hậu môn.
    • Ngoài ra thì người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khách như cơ thể mệt mỏi, sốt hoặc ớn lạnh trong quá trình mắc bệnh.
    • Bệnh áp xe hậu môn cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, nếu trẻ mắc tình trạng này sẽ có triệu chứng quấy khóc, khó chịu và xuất hiện ở hậu môn những nốt sưng đỏ và mềm ở rìa hậu môn.

    Bệnh áp xe hậu môn có chữa được không?

    Bệnh áp xe hậu môn có chữa được không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đang quan tâm khi không may mắc phải. Theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa thì bệnh hậu môn này có thể hoàn toàn được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu như bệnh được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ càng tăng khả năng điều trị mang lại hiệu quả cao, thời gian hồi phục nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Bệnh áp xe hậu môn muốn được điều trị hiệu quả thì trước hết người bệnh cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

    Bệnh áp xe hậu môn gây ra rất nhiều phiền toái ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và đặc biệt là ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Bệnh nếu không điều trị sớm còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ra tăng khả năng mắc bệnh liên quan đến hậu môn nguy hiểm khác mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Hiện nay, để điều trị bệnh áp xe thì người bệnh sẽ được sử dụng hai phương pháp phổ biến sau đây:

    Điều trị bằng phương pháp nội khoa: Đối với phương pháp này thì người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc, có thể kể đến là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc diệt vi khuẩn,... Các loại thuốc này chỉ sử dụng với những trường hợp người bệnh mới mắc, các triệu chứng chưa quá nặng nề và được chẩn đoán có thể điều trị bằng thuốc tại nhà. Việc sử dụng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng và cách sử dụng. Người bệnh không nên tự mua thuốc về sử dụng tại nhà hay tự ý dừng uống thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ, hay thay đổi về liều dùng và thời gian sử dụng.

    Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: Phương pháp ngoại khoa ở đây là những phương pháp sử dụng các loại máy móc, thiết bị y tế để có thể tác động từ bên ngoài nhằm điều trị bệnh hiệu quả. Một trong những phương pháp ngoại khoa được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả có thể kể đến là phương pháp tiểu phẫu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT tiên tiến, hiện đại. Với phương pháp này thì người bệnh sẽ được các bác sĩ tiến hành thực hiện để có thể loại bỏ nhanh ổ bệnh với những loại thiết bị chuyên dụng. Ưu điểm của phương pháp này là điều trị nhanh chóng, hạn chế tối đa đau đớn và tình trạng mất máu của người bệnh. Sử dụng phương pháp HCPT có thể mang lại hiệu quả điều trị một cách tối đa, thời gian hồi phục nhanh chóng.

    Biện pháp chẩn đoán bệnh áp xe hậu môn

    Bệnh áp xe hậu môn có thể nhận biết qua các triệu chứng điển hình, nhưng nếu để chắc chắn rằng bệnh đang ở tình trạng nào, do nguyên nhân gì thì tốt hơn hết là người bệnh cần đi thăm khám sớm. Khi thăm khám để tìm hiểu về bệnh lý này thì người bệnh sẽ được bác sĩ thăm hỏi về các dấu hiệu bệnh, thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Việc thăm hỏi này là cách để bác sĩ có thể nắm sơ bộ tình trạng bệnh để đưa ra những bước kiểm tra tiếp theo phù hợp với từng bệnh nhân. Sau khi thăm hỏi, khám sơ bộ thì người bệnh sẽ được tiến hành thực hiện một số biện pháp xét nghiệm để có một kết quả chính xác bệnh của mình. Các loại chẩn đoán thường được chỉ định thực hiện, như là:

    Phương pháp nội soi: Đây được cho là biện pháp chẩn đoán phổ biến có thể mang lại kết quả chính xác cao. Với biện pháp chẩn đoán này thì bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng ống soi để có thể quan sát sâu bên trong ống hậu môn.

    Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Các xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định để có thể chẩn đoán được bệnh áp xe hậu môn như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,...

    Chẩn đoán bằng hình ảnh: Biện pháp chẩn đoán hiện đại này sẽ cho ra được kết quả trực quan, dễ nhận biết qua hình ảnh chụp X-quang, chụp CT, siêu âm hay chụp MRI,...

    Phòng tránh bệnh áp xe hậu môn

    Điều trị bệnh là chưa đủ, người bệnh cần có những phương pháp để hỗ trợ điều trị nhằm tăng kết quả được tốt hơn, bệnh nhanh chóng khỏi hơn. Ngoài ra thì người bệnh cũng cần có cho mình những thông tin cần thiết để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả, tránh trường hợp bệnh tái phát lại. Để có thể phòng tránh tránh và điều trị bệnh hiệu quả thì hãy lưu ý những điều sau đây:

    • Thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học bằng cách quan hệ tình dục lành mạnh, nhất là tình yêu đồng giới, tránh ra những nguy cơ gây hại khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn.
    • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện. Chú ý những dấu hiệu bất thường ở hậu môn để phát hiện bệnh sớm. Luôn giữ cho hậu môn được không thoáng, nếu có ẩm ướt thì cần xử lý luôn để tránh làm cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển rộng.
    • Không để bản thân rơi vào tình trạng táo bón kéo dài, cần điều trị sớm các bệnh có thể biến chứng gây áp xe hậu môn như bệnh crohn, viêm loét đại tràng,...Đây là các bệnh lý mà phần lớn sẽ gây nguy hiểm khiến cho hậu môn tăng nguy cơ viêm nhiễm.
    • Đối với trẻ sơ sinh thì nên thay tã bỉm thường xuyên, vệ sinh hậu môn của bé đúng cách và giữ cho vùng này luôn khô thoáng.

    Áp-xe hậu môn là căn bệnh khó có thể tự khỏi mà cần phải được điều trị bằng những cách chuyên biệt. Để có thể hạn chế được những biến chứng khó lường hay sớm trở lại với nhịp sống sinh hoạt hàng ngày thì tốt hơn hết là người bệnh cần đi khám và điều trị ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh.

    Hy vọng với những thông tin bệnh áp xe hậu môn là gì có trong bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cần thiết về căn bệnh của mình.

    Tại Hà Nội, nếu bạn đang phân vân trong việc tìm kiếm địa chỉ khám và điều trị trĩ ở đâu tốt thì phòng khám bệnh trĩ Hưng Thịnh sẽ là gợi ý đáng tin cậy. Được cấp giấy phép hoạt động từ Sở Y tế Hà Nội, phòng khám có đầy đủ điều kiện cần thiết để thực hiện thăm khám và điều trị các bệnh hậu môn - trực tràng như : trĩ, ngứa hậu môn, ap xe hậu môn, rò hậu môn, nứt hậu môn,...

    Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các dịch vụ y tế khác cũng như thông tin chi tiết về phòng khám qua bài viết Review phòng khám đa khoa Hưng Thịnh nhé!

    Nếu còn bất cứ gì thắc mắc cần giải đáp nhanh chóng - chính xác và MIỄN PHÍ hoặc đặt LỊCH KHÁM SỚM, quý độc giả hãy để lại lời nhắn trên khung chat màn hình tới BÁC SĨ TƯ VẤN ONLINE hoặc gọi đến HOTLINE của phòng khám để được hỗ trợ NGAY BÂY GIỜ nhé!!!

    Xuất bản: 21/07/2023 Tác giảHải Yến FB Share Twitter Share
    Đánh giá: 

    Giải đáp: Bệnh áp xe hậu môn là gì - áp xe hậu môn có chữa được không?

    Điểm trung bình: 5.5 (Có 6 lượt đánh giá nào)